about summary refs log tree commit diff
path: root/2ndary/THT/B/QG-2014/README.md
diff options
context:
space:
mode:
Diffstat (limited to '2ndary/THT/B/QG-2014/README.md')
-rw-r--r--2ndary/THT/B/QG-2014/README.md188
1 files changed, 188 insertions, 0 deletions
diff --git a/2ndary/THT/B/QG-2014/README.md b/2ndary/THT/B/QG-2014/README.md
new file mode 100644
index 0000000..567e309
--- /dev/null
+++ b/2ndary/THT/B/QG-2014/README.md
@@ -0,0 +1,188 @@
+# ĐỀ THI BẢNG B – TRUNG HỌC CƠ SỞ
+
+HỘI THI TIN HỌC TRẺ TOÀN QUỐC LẦN THỨ XX – 2016
+
+Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian phát đề
+
+## Tổng quan bài thi
+
+|  Tên bài  | Giới hạn thời gian | Số điểm |
+| --------- | :----------------: | :-----: |
+| Giao điểm |      Không có      |    20   |
+| Xếp hình  |      Không có      |    40   |
+| Từ điển   |      2 giây        |    40   |
+
+## Giao điểm
+
+Mùa hè 2014, những người ngoài hành tinh đã có một chuyến viếng thăm trái đất.
+Họ đến bằng đĩa bay và đã chọn một cánh đồng của Việt Nam để hạ cánh. Đĩa bay
+có dạng hình tròn với N chân đế nên mỗi đĩa bay đã để lại trên cánh đồng một
+đường tròn với có N điểm trên đường tròn đó. Khi đĩa bay hạ xuống, các chân đế
+của một đĩa bay đã phát tia lazer để kết nối với nhau để lại các đường cháy
+trên cánh đồng. Ngay sáng hôm sau các nhà khoa học đã đến và dự đinh sẽ cắm tại
+mỗi giao điểm của các đường cháy bên trong mỗi đường tròn một lá cờ. Họ cũng
+phát hiện ra rằng, trong mỗi đường tròn không có 3 đường cháy nào cắt nhau tại
+cùng một điểm (trừ các điểm chân đế của đĩa bay). Vấn đề đặt ra là với mỗi
+đường tròn, họ đã phải sử dụng bao nhiêu lá cờ. Các bạn hãy tính giúp các nhà
+khoa học nhé, đó chính là một con số quan trọng trong quá trình nghiên cứu sự
+hiện diện của người ngoài trái đất tại Việt Nam.
+
+Ví dụ, với hình dưới là đĩa bay có 5 chân đế tương ứng với N=5. Các đường cháy
+để lại giao nhau tại 5 điểm.
+
+![](http://www.bryanray.name/wordpress/wp-content/uploads/pentacle.png)
+
+Các bạn sẽ nhận được một báo cáo gồm có 10 dòng tương ứng với 10 số N khác nhau
+là số lượng chân đế trên 10 chiếc đĩa bay khác nhau. Bạn cần tạo file
+`GIAODIEM.TXT` gồm 10 dòng, mỗi dòng ghi một số nguyên duy nhất là kết quả tìm
+được, chính là số lá cờ cần sử dụng để cắm tại các giao điểm bên trong hình
+tròn. Vì số lá cờ sẽ là rất lớn nên các nhà khoa học chỉ cần các bạn đưa ra
+phần dư của số lượng lá cờ cho 2014.
+
+| Test |        N         |
+| ---- | ---------------: |
+|   1  |                4 |
+|   2  |                7 |
+|   3  |               10 |
+|   4  |               11 |
+|   5  |             7777 |
+|   6  |            88888 |
+|   7  |       1234567890 |
+|   8  |       9999999999 |
+|   9  |   12345678912345 |
+|  10  | 2014201420142014 |
+
+## Xếp hình
+
+Trong quá trình nghiên cứu trên cánh đồng, các nhà khoa học còn phát hiện ra
+một điều thú vị khác.  Người ngoài hành tinh đã để lại một số hộp quà. Mỗi hộp
+quà chứa một bộ ghép hình với một bảng nền có kích thước M×N ô vuông 1×1. Trong
+hộp có một số miếng ghép thuộc ba loại dưới đây với số lượng khác nhau:
+
+![](giaodiem_img/piece1.png)
+![](giaodiem_img/piece2.png)
+![](giaodiem_img/piece3.png)
+
+Người ngoài hành tinh để lại lời nhắn rằng họ sẽ trở lại nếu các bạn xếp được
+các miếng ghép không chồng lên nhau và phủ kín bảng nền. Các bạn có thể xoay
+hoặc lật mặt các miếng ghép. Các bạn trong hội thi năm nay hãy giúp các nhà
+nghiên cứu nhé.
+
+Các bạn sẽ nhận được các số M, N, A, B, C của 5 hộp quà trong bảng sau:
+
+| Hộp quà |  M  |  N  |  A  |  B  |  C  |
+| :-----: | --- | --- | --- | --- | --- |
+|    1    |  6  |  5  |  4  |  2  |  2  |
+|    2    |  8  | 12  |  8  | 18  |  0  |
+|    3    |  7  | 13  | 12  |  5  |  7  |
+|    4    | 15  | 10  | 20  | 10  | 10  |
+|    5    | 15  | 30  |  0  | 50  | 50  |
+
+Các số trên một dòng tương ứng là kích thước M×N của hình chữ nhật , A là số
+miếng ghép loại 1, B là số miếng ghép loại 2 và C là số miếng ghép loại 3 của
+các hộp quà. Các bạn cần đưa ra 5 file output tương ứng với từng hộp quà là
+`XEPHINH1.TXT`, `XEPHINH2.TXT`, `XEPHINH3.TXT`, `XEPHINH4.TXT`, `XEPHINH5.TXT`.
+Ở mỗi file output các bạn cần mô tả 1 cách xếp hình là một ma trận 2 chiều M×N
+trên M dòng, mỗi dòng N số nguyên dương, các số trên một dòng cách nhau bởi một
+dấu cách. Mỗi miếng ghép khi được sử dụng cần được đánh số thứ tự khác nhau sao
+cho không có 2 miếng ghép nào có cùng một số thứ tự. Số ở dòng i cột j là một
+số nguyên dương mô tả số thứ tự của hình phủ nó.
+
+Ví dụ: ta có bảng nền kích thước 3× 7 và 3 miếng ghép loại 1, 3 miếng ghép loại
+2, 0 miếng ghép loại 3 thì ta có thể ghép như sau:
+
+![](giaodiem_img/example.png)
+
+Có thể mô tả lại bằng ma trận ở file output tương ứng với hình bên phải như sau:
+
+    1 2 3 4 4 4 6
+    1 2 3 3 3 4 6
+    1 2 5 5 5 6 6
+
+Hoặc cách đánh số thứ tự vùng khác như sau:
+
+    6 4 1 2 2 2 5
+    6 4 1 1 1 2 5
+    4 6 3 3 3 5 5
+
+Cả 2 cách trên đều được chấp nhận.
+
+## Từ điển
+
+Biết được việc các thí sinh thi Tin học trẻ giải được bài `XEPHINH`, người
+ngoài hành tinh rất yêu quý đất nước Việt Nam. Họ quyết định trở lại để đến
+thăm chúng ta. Tuy nhiên vì ngôn ngữ bất đồng nên các em không hiểu những người
+ngoài hành tinh muốn nói gì. Vì vậy các em phải mang theo từ điển của mình ra
+để cho họ xem. Sau đó các em sẽ đoán xem là họ muốn nói đến từ nào trong từ
+điển. Từ điển cũng chỉ gồm 26 chữ cái thường từ *a* đến *z*. Tuy nhiên vì không
+thể giải thích được với nhau nên hiện tại bước đầu giao tiếp vẫn là đoán từ và
+các câu hỏi để đoán từ phải vô cùng đơn giản.
+
+Người ngoài hành tinh chỉ có thể hiểu các câu hỏi sau:
+
+1. Có bao nhiêu kí tự C trong từ đó?
+2. Kí tự tại vị trí X là kí tự gì?
+
+Nhiệm vụ của các bạn là viết một chương trình `GUESS.PAS`, sử dụng các hàm
+trong thư viện `DIC.PP` để thực hiện khảo sát từ điển trong file dữ liệu vào
+`DIC.DAT` và đưa ra từ mà người ngoài hành tinh muốn nói là từ gì.  File
+`DIC.DAT` được cung cấp cho các bạn mô tả từ điển chỉ gồm danh sách các từ đôi
+một khác nhau. Trong đó mỗi từ nằm trên một dòng và chỉ gồm các chữ cái in
+thường từ *a* đến *z*. Số lượng từ trong file `DIC.DAT` tối đa là
+10<sup>6</sup> từ và mỗi từ dài tối đa 50 kí tự.
+
+Chương trình `GUESS.PAS` của bạn phải khai báo sử dụng thư viện `DIC.PP` bằng cú pháp:
+
+    Uses dic;
+
+Các hàm và thủ tục được cung cấp trong thư viện `DIC.PP`:
+
+* `function count_char(C: char): longint;`
+    * Trả về số lượng kí tự C trong từ cần tìm.
+    * Chi phí sử dụng hàm `count_char()` 1 lần là 1 đơn vị.
+
+* `function get_char_at_pos(X: longint): char;`
+    * Trả về kí tự tại vị trí X trong từ cần tìm.
+    * Nếu X lớn hơn độ dài của từ, hàm sẽ trả về kí tự *#*.
+    * Chi phí sử dụng hàm `get_char_at_pos()` 1 lần là 10 đơn vị.
+* `Procedure answer(s:string);`
+    * Thủ tục `answer()` được dùng để trả về kết quả - là từ mà em đã xác định
+      được.
+    * Chi phí sử dụng thủ tục `answer()` là 0 đơn vị.
+    * Chương trình bắt buộc phải gọi thủ tục `answer()` một lần duy nhất, nếu
+      không sẽ bị 0 điểm. Thủ tục này khi được gọi sẽ tự động thoát chương
+      trình bằng câu lệnh `halt`.
+
+Với mỗi test, nếu chương trình của bạn gọi thủ tục `answer()` với đáp án không
+chính xác, chạy quá thời gian quy định, sử dụng quá 1000 đơn vị hoặc gặp các
+lỗi dẫn tới dừng chương trình, bài làm sẽ nhận 0 điểm cho test đó.
+
+Số điểm cho mỗi test sẽ giảm dần khi chi phí bạn sử dụng tăng lên.
+
+### Ví dụ
+
+Bộ từ điển có các từ sau:
+
+    cat
+    can
+    mic
+    man
+    tiger
+    hello
+    world
+
+Từ người ngoài hành tinh muốn nói là *cat*.
+
+| Các thủ tục được gọi | Giá trị trả về |             Giải thích              |
+| -------------------- | :------------: | ----------------------------------- |
+| `get_char_at_pos(4)` |        #       | 4 vượt quá độ dài của từ *cat* là 3 |
+| `count_char('c')`    |        1       | Trong từ *cat* có 1 kí tự *c*       |
+| `count_char('a')`    |        1       | Trong từ *cat* có 1 kí tự *a*       |
+| `count_char('n')`    |        0       | Trong từ *cat* không có kí tự *n*   |
+| `answer('cat')`      |                | Bạn trả lời đúng với chi phí là 13  |
+
+### Ghi chú
+
+Trên máy làm bài của các bạn đã được cung cấp 3 file: `DIC.PP`, `DIC.DAT` và
+`SAMPLE.PAS`. Bạn có thể tham khảo cách sử dụng `DIC.PP` và `DIC.DAT` trong
+file `SAMPLE.PAS`. File `DIC.DAT` bạn nhận được là từ điển ví dụ.