about summary refs log tree commit diff
path: root/tht/B/QG-2016/README.md
diff options
context:
space:
mode:
Diffstat (limited to 'tht/B/QG-2016/README.md')
-rw-r--r--tht/B/QG-2016/README.md234
1 files changed, 0 insertions, 234 deletions
diff --git a/tht/B/QG-2016/README.md b/tht/B/QG-2016/README.md
deleted file mode 100644
index f2293a8..0000000
--- a/tht/B/QG-2016/README.md
+++ /dev/null
@@ -1,234 +0,0 @@
-# ĐỀ THI BẢNG B – TRUNG HỌC CƠ SỞ
-
-HỘI THI TIN HỌC TRẺ TOÀN QUỐC LẦN THỨ XXII – 2016
-
-Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian phát đề
-
-## Bài 1: LƯỚI TAM GIÁC (30 điểm)
-
-Đề thi năng lực của trường mầm non SuperKids có một bài toán rất đơn giản: Trên
-mặt phẳng cho một tam giác đều độ dài cạnh là `a` (`a` là một số nguyên), người
-ta đặt `a` − 1 điểm trên mỗi cạnh để chia đều các cạnh ra thành các đoạn thẳng
-dài 1 đơn vị. Với mỗi cặp hai điểm trên hai cạnh khác nhau, người ta vẽ một
-đoạn thẳng nối chúng nếu đoạn thẳng này song song với cạnh thứ ba. Sau khi vẽ
-hết các đoạn thẳng như vậy, ta thu được một lưới các tam giác đều cạnh 1 đơn vị
-mà những điểm trên mặt phẳng ở vị trí đỉnh của các tam giác đều đó được gọi là
-**nút lưới**.
-
-Hình vẽ dưới đây thể hiện lưới tam giác đều được xây dựng với `a` = 4
-
-![](http://i.stack.imgur.com/c8X1c.jpg)
-
-Nhiệm vụ của các bé thí sinh là đếm số tam giác đều có trong hình vẽ. Nói một
-cách chính xác, các bé cần đưa ra **số bộ ba nút lưới** là ba đỉnh của một tam
-giác đều có ba cạnh song song với ba cạnh của tam giác ban đầu. Như ví dụ trên,
-có thể đếm được có 27 tam giác đều bao gồm: 16 tam giác đều cạnh 1 đơn vị, 7
-tam giác đều cạnh 2 đơn vị, 3 tam giác đều cạnh 3 đơn vị và 1 tam giác đều cạnh
-4 đơn vị.
-
-Tuy bài toán không khó với các bé thí sinh trường SuperKids nhưng lại là thách
-thức lớn cho ban giám khảo trong việc làm đáp án chấm điểm. Hãy giúp ban giảm
-khảo đưa ra đáp số. Chú ý là vì đáp số rất lớn nên chỉ cần đưa ra số dư của đáp
-số khi chia cho 2016.
-
-Em cần tạo file kết quả có tên là `TRIGRID.TXT` gồm 15 dòng, mỗi dòng ghi một số
-nguyên duy nhất là số dư của số tam giác đếm được khi chia cho 2016 ứng với một
-giá trị `a` trong bảng dưới đây:
-
-|          a          | TRIGRID.TXT |
-| ------------------: | ----------- |
-|                   4 | 27          |
-|                   3 |             |
-|                   5 |             |
-|                   6 |             |
-|                 111 |             |
-|                 222 |             |
-|                3333 |             |
-|                4444 |             |
-|               55555 |             |
-|              666666 |             |
-|             7777777 |             |
-|            88888888 |             |
-|           999999999 |             |
-|  123456789123456789 |             |
-| 1000000000000000000 |             |
-
-Chú ý: Kết quả tương ứng với giá trị `n` nào cần ghi ĐÚNG trên dòng tương ứng
-với giá trị `a` đó.
-
-## Bài 2. SỐ DƯ (30 điểm)
-
-Giờ học về phép chia có dư tỏ ra quá dễ dàng cho các bé trường mầm non
-SuperKids, để tăng tính hấp dẫn cho giờ học, cô giáo muốn đặt ra một thách thức
-mới.
-
-Cho ba số nguyên dương `x`, `n`, `m`. Cô giáo xét dãy chữ số là biểu diễn thập
-phân của `x` và viết lặp đi lặp lại dãy chữ số này `n` lần để được biểu diễn
-thập phân của một số `y`. Nhiệm vụ của các bé là phải cho biết số
-dư của `y` khi chia cho `m`.
-
-Ví dụ với `x` = 12, `n` = 3, `m` = 8. số `y` = 121212, số dư của `y` khi chia
-cho 8 là 4.
-
-Các bé làm việc rất hào hứng và nhanh chóng đưa ra kết quả, vấn đề của cô giáo
-là cần biết kết quả đúng để phát phiếu bé ngoan cho các bé làm đúng và nhanh
-nhất. Em hãy giúp cô giáo tính toán kết quả.
-
-Em cần tạo file kết quả có tên là `REMAINDER.TXT` gồm 15 dòng, mỗi dòng ghi một
-số nguyên duy nhất là kết quả tìm được ứng một bộ giá trị `x`, `n`, `m` dưới
-đây:
-
-|          x         |         n          |         m          | REMAINDER.TXT |
-| -----------------: | -----------------: | -----------------: | ------------- |
-|                 12 |                  3 |                  8 | 4             |
-|                  2 |                 15 |                 17 |               |
-|                456 |                  6 |               1296 |               |
-|               1234 |                100 |                  9 |               |
-|           11223344 |            1000000 |             142857 |               |
-|           55667788 |           10000000 |         1000000007 |               |
-|               1357 |           24682468 |          999999999 |               |
-|              24680 |         1357913579 |          777777777 |               |
-|                998 |      1000000000000 |                999 |               |
-|               1234 |     11111111111111 |                 30 |               |
-|                  1 |    222222222222222 |          123456789 |               |
-|               2016 |    666666666666666 |         8888888888 |               |
-|           11223344 |    555666777888999 |         1357924680 |               |
-| 999999999999999967 | 999999999999999877 | 999999999999999989 |               |
-| 123456789123456789 | 123456789123456789 | 987654321123456789 |               |
-
-Chú ý: Kết quả tương ứng bộ dữ liệu nào cần ghi ĐÚNG trên dòng tương ứng với bộ
-dữ liệu đó.
-
-## Bài 3. NÔNG TRẠI VUI VẺ (40 điểm)
-
-Bản đồ trang trại của ông Đông có thể mô tả như một bảng kích thước `n` × `n`
-được chia thành lưới ô vuông đơn vị. Các hàng của bảng được đánh số từ 1 đến
-`n` từ trên xuống dưới, các cột của bảng được đánh số từ 1 đến `n` từ trái sang
-phải. Ô nằm ở hàng `i`, cột `j` được gọi là ô (`i`, `j`).
-
-Ông Đông là người rất trật tự vì vậy ông đã bố trí xem kẽ những chuồng trâu và
-chuồng bò trong trang trại của mình. Cụ thể là: nếu ô (`i`, `j`) có `i` + `j`
-chẵn thì ông sẽ đặt một chuồng trâu; nếu ô (`i`, `j`) có `i` + `j` lẻ thì ông
-sẽ đặt chuồng bò. Có thể thấy rằng, theo cách thức như vậy sẽ không có hai
-chuồng giáp cạnh nhau cùng nuôi trâu hoặc cùng nuôi bò.
-
-Vì số lượng chuồng rất lớn, nên ông Đông thiết kế một máy đếm tự động. Cách
-thức làm việc của máy là mỗi khi ông Đông đưa vào một phạm vi hình chữ nhật
-được giới hạn bởi ô ở góc trái trên (`r1` , `c1` ) và góc phải dưới (`r2` ,
-`c2` ) thì máy đếm sẽ tự động đếm số chuồng trâu trong các ô thuộc phạm vi này
-(Những ô (`i`, `j`) có `r1` ≤ `i` ≤ `r2` và `c1` ≤ `j` ≤ `c2` ). Dĩ nhiên từ
-con số máy trả về cũng có thể suy ra số chuồng bò trong phạm vi đó.
-
-Lũ trâu bò của ông Đông rất tinh nghịch và thông minh, chúng phát hiện ra rằng
-máy đếm số chuồng trâu dựa vào màu lông của chúng. Vì vậy để “lừa" máy đếm tự
-động, những con bò có thể nhuộm đen lông của chúng để trông giống như trâu và
-những con trâu cũng có thể nhuộm vàng lông của chúng để trông giống như bò. Vào
-ngày tổ chức kì thi tin học trẻ, ông Đông được mật báo rằng lũ trâu bò ở hai
-chuồng tại hai ô khác nhau đã tiến hành nhuộm lông chúng theo cách trên, điều
-này khiến cho máy đếm trâu bò của ông hoạt động không được chính xác. Ông Đông
-muốn nhờ các bạn, dựa vào hoạt động của máy và quy tắc phân bố các chuồng ban
-đầu, phát hiện vị trí hai chuồng mà lũ gia súc đã tự ý nhuộm đổi màu lông.
-
-### Thư viện
-
-Chương trình của bạn phải đặt tên là `FARM.pas`/`FARM.cpp` tùy theo ngôn ngữ
-lập trình bạn sử dụng.
-
-Chương trình phải khai báo sử dụng một thư viện đặc biệt được ban giám khảo
-cung cấp để làm bài toán này. Thư viện gồm có các file `detect.pp` (dành cho
-Pascal); `detect.cpp` và `detect.h` (dành cho C++).
-
-Cách khai báo:
-
-    Pascal: uses detect;
-    C++: include "detect.h"
-
-Thư viện detect cung cấp các hàm và thủ tục sau đây mà bạn có thể dùng trong
-chương trình `FARM.pas`/`FARM.cpp`.
-
-    Pascal: function get_n: longint
-    C++: int get_n()
-
-Chương trình của bạn cần phải gọi hàm này để nhận được giá trị `n`. Giá trị `n`
-trả về đảm bảo 2 ≤ `n` ≤ 100000. **Hàm `get_n` này cần phải được gọi trước khi
-gọi bất cứ hàm nào khác của thư viện.**
-
-    Pascal: function buffalo(r1, c1, r2, c2: longint): int64
-    C++: long long buffalo(int r1, int c1, int r2, int c2)
-
-Hàm này trả về số chuồng trâu ở các ô (`i`, `j`) mà `r1` ≤ `i` ≤ `r2` và `c1` ≤
-`j` ≤ `c2`. Bạn cần đảm bảo hàm này được gọi với các giá trị thoả mãn 1 ≤ `r1`
-≤ `r2` ≤ `n` và 1 ≤ `c1` ≤ `c2` ≤ `n`. Nếu các tham số không thoả mãn hàm sẽ
-trả về giá trị -1. Nếu hàm này được gọi quá 1000000 lần, thư viện sẽ tự động
-ngắt chương trình và bạn bị ghi nhận 0 điểm.
-
-    Pascal: procedure answer(x1, y1, x2, y2: longint)
-    C++: void answer(int x1, int y1, int x2, int y2)
-
-Bạn cần gọi hàm này để kết thúc chương trình. Các tham số (`x1` , `y1` ) và
-(`x2` , `y2` ) chỉ ra hai ô mà trâu/bò trong hai chuồng đó tự ý nhuộm đổi màu
-lông.
-
-### Biên dịch
-
-Nếu bạn viết chương trình bằng Pascal, bạn phải khai báo sử dụng thư viện `uses
-detect;` ngay sau dòng tiêu đề chương trình (xem ví dụ cuối bài).
-
-Nếu bạn viết chương trình bằng C/C++, bạn phải khai báo sử dụng thư viện
-`#include "detect.h"` (xem ví dụ cuối bài). Nếu bạn sử dụng Code Blocks hoặc
-DevCpp, bạn nên tạo một Project có chứa cả file bài làm và các files thư viện
-cho tiện lợi trong việc dịch chương trình.
-
-### Thử nghiệm chương trình
-
-Trong quá trình làm bài, bạn được cung cấp:
-
-* Các file thư viện: `detect.pas`, `detect.h` và `detect.cpp`.
-* Các file chương trình mẫu: `sample_FARM.pas` và `sample_FARM.cpp` Các bạn có
-  thể dựa vào hai file chương trình mẫu này để hiểu cách sử dụng thư viện. Lưu
-  ý rằng hai chương trình mẫu này không phải là chương trình tốt.
-
-Ví dụ với `n` = 4, sơ đồ bố trí các chuồng trâu bò của ông Đông như sau (ô đen
-là chuồng trâu):
-
-![](sample_FARM.png)
-
-Chương trình `FARM.pas` có thể như sau:
-
-```pascal
-program FARM;
-
-uses detect;
-
-var
-  n: LongInt;
-
-begin
-  n := get_n;
-
-  if (n = 4) and
-     (buffalo(1, 2, 2, 3) = 1) and
-     (buffalo(2, 1, 3, 2) = 1) and
-     (buffalo(1, 1, 3, 1) = 2) and
-     (buffalo(3, 4, 3, 4) = 1) then
-    answer(2, 2, 3, 4);
-end.
-```
-
-Chương trình `FARM.cpp` có thể như sau:
-
-```cpp
-#include "detect.h"
-
-int 
-main()
-{
-  int n = get_n();
-
-  if (n == 4
-      && buffalo(1, 2, 2, 3) == 1 && buffalo(2, 1, 3, 2) == 1
-      && buffalo(1, 1, 3, 1) == 2 && buffalo(3, 4, 3, 4) == 1)
-    answer(2, 2, 3, 4);
-
-  return 0;
-}